Phế liệu nhựa tại Việt Nam thải ra tới gần 18.000 tấn/ngày. Đó chính là lý do vì sao phế liệu nhựa tái chế từ chất thải nhựa sinh hoạt có giá thấp hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh. Phế liệu nhựa tái chế sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào khoảng 30%.
Hoạt động kinh doanh phế liệu nhựa tái chế:
Hoạt động kinh doanh phế liệu nhựa tái chế mang lại nhiều lợi ích. Đây là hành động tuyệt vời là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất nhựa nguyên sinh và hỗ trợ tiết kiệm tài nguyên là dầu mỏ. Việc tái chế nhựa đã giải quyết hàng loạt các vấn đề môi trường.
Việt Nam có hơn 90 triệu dân cả nước, trung bình mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10%, như dự tính thì điều này đồng nghĩa với hàng trăm ngàn tấn phế liệu có thể tái chế, trị giá nhiều tỷ đồng bị lãng phí. Nhận thấy những tiềm năng này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã tới Việt Nam để mở xưởng sản xuất tái chế phế liệu nhựa. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần phải suy nghĩ vì nó sẽ thách thức đối với môi trường của đất nước.
Hiện nay, trên toàn quốc đã có rất nhiều xưởng tại chế phế liệu tự phát, nhưng lại không nằm trong các khu công trong các khu công nghiệp gây khó kiểm soát nhằm đảm bảo về môi trường.
Tận dụng nguyên liệu là phế liệu:
Những nước tiên tiến trên thế giới, phế liệu đang được biến thành nguồn tài nguyên quý giá bằng cách tái chế chúng. Tại Hoa Kỳ, người ta yêu cầu tái chế được cụ thể hóa đến từng nhà máy của từng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải. Tại 3 nhà máy xử lý rác đang được xây dựng tại 2 TP Oakland và Stockton bang California (Mỹ) đều có thiết bị phân loại phế liệu tái chế.
Tại Nhật Bản, việc tái chế và tái sử dụng phế liệu luôn được khuyến khích bằng các chính sách thuế và ưu đãi về tài chính. Hiện tại, Nhật Bản đang chú trọng đầu tư nâng cao hơn nữa khả năng tái chế của rác thải để bảo vệ môi trường sống.
Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế phế liệu nhựa tại Việt Nam, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp gồm các giải pháp mang tính pháp lý. Và áp dụng cả các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng. Bắt buộc thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa.
Tất cả các giải pháp được đưa nhằm tập trung giải quyết ba vấn đề:
- Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa
- Chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.